Đáo hạn ngân hàng đã là thuật ngữ rất phổ biến hiện nay và hầu như bất cứ ai tham gia vay vốn tại các tổ chức tín dụng đều hiểu được nó. Đáo hạn thực chất được hiểu là việc thực hiện các thủ tục tất toán một khoản vay tại ngân hàng, sau đó người vay có thể giải ngân một khoản vay mới, tại chính ngân hàng đáo hạn hoặc chuyển sang tham gia vay vốn tại một tổ chức tín dụng nào đó.
Các rủi ro đáo hạn ngân hàng được hiểu là các rủi ro dẫn tới việc đáo hạn không thành công, gây thiệt hại phát sinh cho người vay. Có nhiều rủi ro về đáo hạn, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về rủi ro khi ngân hàng không giải ngân khoản vay mới sau khi đáo hạn.
Nội dung bài viết
Khoản vay cần đáo hạn khi nào?
Cá cá nhân, hộ kinh doanh thường có các món vay nhỏ lẻ, các doanh nghiệp với các món vay ngắn dưới 12 tháng. Khoản vay ngắn hạn có đặc điểm là gốc trả vào cuối kỳ, hàng tháng chỉ cần trả tiền lãi. Khi tới hạn trả nợ thì khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ nợ gốc.
Mỗi khoản vay ngắn hạn có thời hạn vay vốn được quy định cụ thể trên khế ước nhận nợ. Thời hạn đó có thể là 5 tháng, 6 tháng, 9 tháng, … Khoản vay sẽ cần phải thực hiện đáo hạn trước ngày cuối cùng của kỳ hạn vay vốn, tức là trước ngày cuối cùng của kỳ hạn 5 tháng, 6 tháng, 9 tháng, … theo khế ước.
Rủi ro đáo hạn ngân hàng khi không được tái cấp vốn
Tùy theo lịch sử tín dụng, tình hình tài chính, phương án vay vốn, sự tin tưởng với khách hàng mà ngân hàng có quyết định giải ngân cho vay món mới hay không. Tức là sau khi thu hồi nợ gốc khoản vay trước đó, ngân hàng có thể cho khách hàng vay tiếp hoặc không cho vay tiếp hạn tùy theo tình hình thực tế.
Rủi ro không được giải ngân khoản vay mới là một rủi ro có thể phát sinh đối với các khoản vay ngắn hạn tới kỳ đảo nợ. Vì ngân hàng thấy không có sự tin tưởng với khách hàng do họ có khả năng tài chính kém, tình hình kinh doanh không hiệu quả, lịch sử trả nợ tín dụng không tốt. Khách hàng không được giải ngân món vay sẽ không có nguồn vốn ổn định để hoạt động kinh doanh.
Khoản vay không giải ngân mà có thể không được báo trước
Cũng thấy rằng việc khách hàng có tình hình tài chính kém mà ngân hàng không có kế hoạch giải ngân khoản vay là việc hoàn toàn bình thường, tuy nhiên họ nên thông báo trước cho khách hàng. Đâu đó vẫn có tình huống cán bộ tín dụng muốn thu hồi khoản vay, đã có kế hoạch không giải ngân lại cho khách hàng, đề nghị khách hàng thực hiện tất toán món vay trước và cũng không thông báo trước cho khách hàng. Sau khi thu hồi được nợ, họ đưa ra các lí do không đủ điều kiện giải ngân cho khoản vay mới. Việc thông báo muộn làm ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính và các thiệt hại nghiêm trọng khác.
Với rủi ro không được giải ngân khoản vay mới, cũng như rủi ro từ cách làm của cán bộ tín dụng thiếu chuyên nghiệp như vậy có thể dẫn tới các khó khăn nghiêm trọng cho khách hàng. Ví dụ như số tiền tất toán đó không phải tiền tự có mà là tiền vay mượn từ bên thứ ba, từ bên dịch vụ ở ngoài thì sẽ rất khó khăn để khách hàng có thể trả nợ lại cho bên dịch vụ. Từ đó có thể dẫn tới các khó khăn tài chính không thể lường trước về sau.
Rủi ro khoản vay không được giải ngân sau khi đáo hạn có thể không phát sinh thường xuyên, có thể xảy ra đơn lẻ với một vài trường hợp cá biệt nhưng có thể gây ra khó khăn rất lớn cho khách hàng. Trong tình huống nghiêm trọng có thể khiến khách hàng rơi vào vòng xoáy khó khăn tài chính, nợ nần, thậm chí phải bán nhà trả nợ.
Phương án xử lý khi không được giải ngân khoản vay
Nếu như không may mắn bị rơi vào tình huống khó khăn như vừa nêu thì điều tiên quyết là khách hàng cần bĩnh tĩnh tìm phương án giải quyết.
Trước hết khách hàng cần có buổi làm việc cụ thể với ngân hàng để tìm kiếm các cơ hội có thể vay lại sau đó, như đáp ứng các điều kiện tín dụng, điều kiện hồ sơ, bổ sung hồ sơ, cung cấp các giấy tờ theo yêu cầu, …
Việc cần làm song hành là khách hàng nộp hồ sơ vay vốn tại ngân hàng khác để tìm kiếm các cơ hội mới. Không nhất thiết phải duy trì một khoản vay ngắn hạn như cũ, mà có thể đăng ký khoản vay dài hạn. Hoặc chuyển đổi từ vay cá nhân sang vay doanh nghiệp, vay kinh doanh sang vay tiêu dùng, để dễ dàng hơn khi vay vốn khi thời gian đã gấp rút.
Việc cần làm tiếp theo là tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tạm thời từ gia đình, bạn bè và người thân, để nhanh chóng bổ sung/duy trì nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, cũng như để hoàn trả lại vốn cho bên thứ ba nếu phải huy động ngoài. Trong thời điểm này khách hàng có thể giảm bớt hàng tồn kho để thu hồi vốn, gia tăng thu hồi công nợ, trì hoãn các khoản phải trả, … để tăng lượng tiền mặt.
Tham gia thêm các khoản vay tín chấp theo cá nhân tại ngân hàng, công ty tài chính để bổ sung thêm nguồn vốn.
Tính tới phương án bán/thanh khoản một tài sản nào đó tạm thời như xe ô tô ít sử dụng, bất động sản tích lũy. Tình huống này được sử dụng khi không có khả năng vay vốn nhanh trong ngắn hạn.
TÌM HIỂU THÊM: